Tại sao có di chúc vẫn phải xác nhận hàng thừa kế?

Tại sao có di chúc vẫn phải xác nhận hàng thừa kế? là thắc mắc của rất nhiều người. Hiểu được điều này, hôm nay, văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn về luật thừa kế.


Tại sao có di chúc vẫn phải xác nhận hàng thừa kế?

Lập di chúc trước khi chết là điều các bậc phụ huynh nên làm để tránh các con tranh chấp tài sản, gây bất hòa, mất tình cảm anh em trong gia đình. Tuy nhiên trên thực tế lại có một sự thật phũ phàng, đó là mặc dù, cha hoặc mẹ đã để lại di chúc cho các con nhưng giữa các con vẫn xảy ra mâu thuẫn, và pháp luật phải can thiệp phân chia theo hàng thừa kế. Có nhiều lý do dẫn đến điều này, cụ thể:

- Lập di chúc nhưng bản di chúc không hợp lệ (không có người làm chứng, bị làm giả, người viết di chúc không còn minh mẫn và bị ép viết, ký di chúc)
- Người được thừa kế không có tên trong di chúc
- Người được thừa kế có tên trong di chúc nhưng mất tích
- Người được thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế

Đây ra những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc tranh chấp di sản thừa kế mặc dù đã có di chúc. Đã không ít gia đình mất tình thân vì mẫu thuân phân chia tài sản, cũng có trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng như gây án mạng, bắt cóc tống tiền... 

Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo báo hiệu sự suy thoái xã hội. Để ngăn chặn kịp thời, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về quyền thừa kế tài sản trong trường hợp không có tên trong di chúc, theo đó, nếu những nằm trong hàng thừa kế không có tên trong di chúc thì họ vẫn được hưởng 1 phần tài sản của người chết để lại, đây là nội dung cực kỳ quan trọng, mang tính nhân văn của pháp luật Việt Nam.

Như vậy những người thuộc các hàng thừa kế sau nếu không có tên trong di chúc thì vẫn nhận được quyền thừa kế:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

-  Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về pháp luật thừa kế. Việc nắm vững kiến thức pháp luật sẽ giúp quý khách hàng bảo vệ được quyền lợi của mình.

—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thừa kế tài sản đang bị thế chấp

Hướng dẫn thủ tục xác nhận nguồn gốc Việt Nam

Quyền sở hữu đất đối với người Việt Kiều