Tinh trùng được coi là di sản thừa kế phải không?


Hỏi: Xin chào luật sư cong ty luat uy tin tai tphcm. Tôi tên Xuân Mai, (ngụ Quận Bình Thạnh, TPHCM), hiện tại con trai tôi mất do mắc bệnh nan y. Trước khi mất con trai tôi có gửi giữ tinh trùng tại một Bệnh viện gần nhà. Gia đình tôi đã thực hiện xong nghi lễ mai táng cho con trai. Con trai tôi có một người vợ mới cưới được 3 tháng nhưng chưa có đăng ký kết hôn với nhau. Nay con trai tôi mất, tôi muốn đến Bệnh viện yêu cầu bác sĩ giao lại tình trùng của con trai tôi. Vì tôi là mẹ, tôi có quyền thừa kế của con mình và có quyền cấy tinh trùng cho con dâu để có cháu nối dõi tông đường. Vậy xin hỏi luật sư, tôi nghĩ như vậy là đúng hay sai, tinh trùng vẫn được coi là di sản thừa kế phải không? Rất mong nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía luật sư.

Đáp: Chị Xuân Mai thân mến!

Thừa kế tinh trùng đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng nhiều năm qua. Bởi vì còn khá nhiều người mơ hồ về định nghĩa của tài sản thừa kế.

Tinh trùng được coi là di sản thừa kế phải không?
Tinh trùng được coi là di sản thừa kế phải không?

Tài sản gồm 3 loại chính sau:

Tài sản cố định: đất đai, nhà, công trình xây dựng.

Tài sản lưu động: tiền, chứng khoán, cố phiếu.

Tài sản hữu hình: có đặc tính vật lý, có thể trao đổi được có giá trị tinh thần.

Một số luật sư cho rằng tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Khái niệm “vật” ở đây bao hàm cả đồng vật, thực vật tồn tại ở mọi trạng thái khác nhau như rắn, lỏng, khí. Hơn nữa tại điều 612 Bộ luật dân sự 2015 “di sản bao gồm tài sản riêng của người, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Theo đó thì tinh trùng là tải sản của người con trai để lại thì tinh trùng đương nhiên sẽ là di sản và người mẹ hoặc vợ hợp pháp có quyền thừa kế.


Trong trường hợp này, con trai chị Xuân Mai và vợ mới cưới chưa đăng ký kết hôn thì vẫn chưa được pháp luật công nhận là vợ hợp pháp. Do đó theo quy định của pháp luật thì chị Xuân Mai hoàn toàn có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thế nhưng việc chị Xuân Mai đột ngột đến trực tiếp gặp bác sĩ và yêu cầu đòi quyền thừa kế tinh trùng của con là chưa hợp lý, bác sĩ hoàn toàn có thể từ chối đề nghị này vì nó không thuộc thẩm quyền quyết định của Bệnh viện trừ trước hợp trước khi chết con trai chị có dặn dò Bác sĩ là đưa cho chị sau khi cậu ấy chết.

Rất nhiều bạn đọc sau khi nghe những quan điểm trên cũng đã có ý kiến cho rằng việc con trai chị Mai chủ động gửi giữ tinh trùng tại Bệnh viện là hoàn toàn có mục đích. Mục đích đó cũng có thể coi là tâm nguyện của người con trai chưa thực hiện được. Vậy thì sau khi người con trai chết, Bệnh viện và cả người mẹ nên có trách nhiệm hoàn thành mục đích đó.

TS Nguyễn Phương Lan – Giảng viên chính Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội có trao đổi rằng: Những bộ phận của cơ thể con người như tim, gan, phổi, thận... và kể cả tinh trùng đều không thể được coi là một loại hàng hóa hay tài sản để có thể trao đổi, chuyển nhượng vì đó là việc làm phi đạo đức. Bộ phận cơ thể người không thể được coi là một loại hàng hóa, hay tài sản nên cũng không thể là tài sản thừa kế.

Như vậy, có thể trả lời tinh trùng là một một phần của cơ thể con người. Chính vì vậy đây không thể coi là đối tượng được thừa kế.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thừa kế tài sản đang bị thế chấp

Hướng dẫn thủ tục xác nhận nguồn gốc Việt Nam

Quyền sở hữu đất đối với người Việt Kiều