Tài sản đã bị thế chấp thì có lập di chúc được không ?

Hỏi: Xin chào luật sư! Tôi tên Hòa, ngụ Quận 3, TPHCM. 1 năm trước tôi có thế chấp tài sản bao gồm căn nhà và sổ đỏ để cho con gái đi học nước ngoài. Tuy nhiên tôi vẫn chưa hoàn tất trả khoản vay nhưng lại đang mắc bệnh nặng, tôi rất lo lắng và muốn tiến hành lập di chúc. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi, tài sản đã bị thế chấp thì có lập di chúc để lại di sản cho con cháu được không? Rất mong nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Đáp: Xin chào chị!

Luật sư giỏi ở TPHCM rất vui vì nhận được câu hỏi của bạn. Với thắc mắc trên của bạn chúng tôi xin được giải đá p cụ thể như sau:

Tài sản đã bị thế chấp thì có lập di chúc được không ?
Tài sản đã bị thế chấp thì có lập di chúc được không ?

Việc chị Hòa tiến hành lập di chúc là điều cần thiết để đảm bảo quyền sở hữu tài sản thừa kế hợp pháp của con gái chị sau khi chị qua đời. Sở dĩ nhiều người lo lắng khi tài sản bị thế chấp ở ngân hàng rồi thì không thể lập di chúc vì theo quy định tại khoản 4, Điều 348 Bộ luật Dân sự: “Bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp”.

Theo pháp luật thừa kế quy định, người lập di chúc có quyền định đoạt, phân chia phần tài sản của mình và thể hiện rõ trong nội dung của di chúc. Trường hợp phần di sản chị Hòa định trao quyền thừa kế cho con lại đang trong thời hạn bị thế chấp thì chị vẫn có thể tiếp hành lập di chúc. Vì căn cứ tại khoản 4, Điều 349; khoản 4, Điều 718 Bộ luật Dân sự quy định về quyền của bên thế chấp tài sản, thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

“4. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.”

Như vậy có nghĩa là pháp luật không cấm bên thế chấp tiến hành tạp lập lập di chúc chỉ định người hưởng di sản là tài sản thế chấp. Đồng thời việc bên thế chấp lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp.

Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại khoản 1, Điều 637 Bộ luật Dân sự quy định: ‘‘Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác’’. Do đó sau khi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, tại khoản 3, Điều 667 Bộ luật Dân sự quy định: ‘‘Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực’’.

Việc thực hiện nghĩa vụ tài sản thừa kế khi tài sản bị thế chấp là bắt buộc, người được hưởng thừa kế phải hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ và chịu hoàn toàn trách nhiệm về phần tài sản thế chấp đó. Những hành vi tạo lập văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế nhằm trốn tránh nghĩa vụ dân sự sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp, hy vọng giải đáp được nỗi băn khoăn của chị hòa về vấn đề lập di chúc có liên quan đến tài sản bị thế chấp. Nếu như chị còn điều gì chưa rõ cần được tư vấn thêm thì chị hãy liên hệ ngay đến tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế miễn phí qua điện thoại 0909 854 850 hoặc đến địa chỉ 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add: Số 103, đường Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ), phường 25, Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: (028) 66 826 954        
Hotline: 0909 854 850

Email: contact@dhlaw.com.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thừa kế tài sản đang bị thế chấp

Quyền sở hữu đất đối với người Việt Kiều

Hướng dẫn thủ tục xác nhận nguồn gốc Việt Nam