Di sản thừa kế được chia như thế nào?

Di sản thừa kế được chia như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người đang có ý định lập di chúc và những người muốn được hưởng tài sản thừa kế. Thông thường, người ta chia thành hai nhóm chính là chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Đối với trường hợp chia theo di chúc thì pháp luật sẽ ưu tiên thực hiện di nguyện của người lập di chúc. Nội dung di chúc hợp pháp thì các phần tài sản được định đoạt rõ ràng trong di chúc sẽ được tuyên bố chia theo di chúc. Một số trường hợp đặc biệt như những người thuộc hàng thừa kế không có tên trong di chúc thì có thể đề xuất chia theo pháp luật.

  Di sản thừa kế được chia như thế nào?
  Di sản thừa kế được chia như thế nào?



Còn trường hợp không có di chúc, di chúc bị thất lạc, di chúc giả mạo, tài sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật căn cứ theo điều 650, Bộ Luật dân sự 2015:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”


Điều 651, Bộ Luật dân sự 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp về cách chi di sản thừa kế. Nếu như bạn muốn được đội ngũ luật sư giỏi ở TPHCM tư vấn kĩ hơn về di chúc thì hãy liên hệ cho chúng tôi:

------------------------------

Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thừa kế tài sản đang bị thế chấp

Quyền sở hữu đất đối với người Việt Kiều

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế hiệu quả